Cuốn sách này mình đã mua từ 12 năm trước, vậy mà giờ mới đọc, trong không khí cả nước đang sôi động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Kể từ khi 2 cuốn nhật ký của Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm được cựu lính Mỹ trao lại gia đình sau 40 năm lưu lạc (năm 2005), chỉ 1 tháng sau đã được NXB Nhã Nam phát hành. Đến bây giờ, tôi nghĩ cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được phát hành hàng triệu bản.
Nhờ đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm mà độc giả như sống lại giai đoạn chống Mỹ cứu nước những năm 1968-1970 tại chiến trường Quảng Ngãi, nơi tác giả công tác. Sống trong điều kiện khổ cực là vậy, rủi ro sống nay chết mai không biết lúc nào, những cuộc hội ngộ rồi chia ly mang theo những nỗi niềm lo lắng, không biết có còn gặp lại hay không. Rồi những đợt địch càn qua bệnh xá khiến mọi người phải đi sơ tán. Mặc dù vậy, ta vẫn thấy những khoảnh khắc lạc quan, chứa chan tình yêu thương giữa người với người. Viết nhật ký cũng là cách Đặng Thùy Trâm muốn ghi lại để những hy sinh của những người chiến sỹ không thể bị lãng quên. Cuốn nhật ký cũng là người bạn đồng hành với Trâm, giúp tác giả phản tư sau mỗi ngày trôi qua. Nữ bác sĩ trẻ trung, sôi nổi, giàu tình yêu bao la ấy luôn nhắc nhở bản thân để mỗi ngày một tốt hơn.
Bên cạnh sự khốc liệt của chiến tranh, những tang thương ấy là đan xen cảm xúc về tình yêu, tình đồng chí, tình thương với những người chiến sỹ, những thương binh.
Tôi xúc động nhất là tình cảm của Thuận và Trâm, chưa một lần nói yêu và Trâm thì luôn băn khoăn tự hỏi đó là thứ tình cảm kỳ lạ, trong sáng, tình chị em thân thiết nhưng đọc tất cả những lời tự sự ấy, tôi nghĩ nhiều độc giả cũng sẽ thấy rõ tình yêu giữa họ mạnh mẽ đến nhường nào. Sự quan tâm, săn sóc, ánh mắt nhìn, sự lo lắng, nỗi nhớ tràn ngập. Tôi tò mò tìm hiểu thêm trên mạng về nhân vật Thuận và nhân vật người yêu cũ tên M của Trâm.
Lúc đầu khi đọc nhật ký những đoạn trách móc của Trâm về nhân vật M, người yêu cũ, họ có những hiểu lầm khiến độc giả cũng tưởng rằng M đã thay lòng đổi dạ. Tôi cũng tìm hiểu thêm về nhật vật M, M. là chữ đầu của chữ Mộc. Nguyên Mộc tức Đỗ Mộc, là bút danh của Khương Thế Hưng ở chiến trường. Đọc thêm mới hiểu thêm vì sao anh lại im lặng dù tình yêu của anh với Trâm thật sâu nặng và vẫn một lòng tình yêu với Trâm, nhưng anh đặt tình yêu tổ quốc lên trên hết và vì đã trải qua nhiều lăn ranh sinh tử nên anh chọn cách kìm nén lại những tình yêu cá nhân của mình.
Nhờ đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm mà độc giả như sống lại giai đoạn chống Mỹ cứu nước những năm 1968-1970 tại chiến trường Quảng Ngãi, nơi tác giả công tác. Sống trong điều kiện khổ cực là vậy, rủi ro sống nay chết mai không biết lúc nào, những cuộc hội ngộ rồi chia ly mang theo những nỗi niềm lo lắng, không biết có còn gặp lại hay không. Rồi những đợt địch càn qua bệnh xá khiến mọi người phải đi sơ tán. Mặc dù vậy, ta vẫn thấy những khoảnh khắc lạc quan, chứa chan tình yêu thương giữa người với người. Viết nhật ký cũng là cách Đặng Thùy Trâm muốn ghi lại để những hy sinh của những người chiến sỹ không thể bị lãng quên. Cuốn nhật ký cũng là người bạn đồng hành với Trâm, giúp tác giả phản tư sau mỗi ngày trôi qua. Nữ bác sĩ trẻ trung, sôi nổi, giàu tình yêu bao la ấy luôn nhắc nhở bản thân để mỗi ngày một tốt hơn.
Bên cạnh sự khốc liệt của chiến tranh, những tang thương ấy là đan xen cảm xúc về tình yêu, tình đồng chí, tình thương với những người chiến sỹ, những thương binh.
Tôi xúc động nhất là tình cảm của Thuận và Trâm, chưa một lần nói yêu và Trâm thì luôn băn khoăn tự hỏi đó là thứ tình cảm kỳ lạ, trong sáng, tình chị em thân thiết nhưng đọc tất cả những lời tự sự ấy, tôi nghĩ nhiều độc giả cũng sẽ thấy rõ tình yêu giữa họ mạnh mẽ đến nhường nào. Sự quan tâm, săn sóc, ánh mắt nhìn, sự lo lắng, nỗi nhớ tràn ngập. Tôi tò mò tìm hiểu thêm trên mạng về nhân vật Thuận và nhân vật người yêu cũ tên M của Trâm.
Lúc đầu khi đọc nhật ký những đoạn trách móc của Trâm về nhân vật M, người yêu cũ, họ có những hiểu lầm khiến độc giả cũng tưởng rằng M đã thay lòng đổi dạ. Tôi cũng tìm hiểu thêm về nhật vật M, M. là chữ đầu của chữ Mộc. Nguyên Mộc tức Đỗ Mộc, là bút danh của Khương Thế Hưng ở chiến trường. Đọc thêm mới hiểu thêm vì sao anh lại im lặng dù tình yêu của anh với Trâm thật sâu nặng và vẫn một lòng tình yêu với Trâm, nhưng anh đặt tình yêu tổ quốc lên trên hết và vì đã trải qua nhiều lăn ranh sinh tử nên anh chọn cách kìm nén lại những tình yêu cá nhân của mình.
Đọc bài về Thuận thì biết anh cũng hy sinh sau đó (cùng năm 1970), rớt nước mắt khi nghe chị Cho là em gái anh Thuận có kể lại, những ngày sau khi chị Trâm mất, trông anh Thuận "xơ xác", bữa cơm nào cũng dành riêng 1 bát cho Trâm, mắt anh đỏ hoe.
So với những khó khăn gian khổ ngày ấy, những người chiến sỹ đã anh dũng hy sinh, mới thấy những thứ khiến chúng ta stress bây giờ chẳng là gì cả. Thật sự là không thể so sánh được.
Thêm yêu và tự hào về Tổ quốc mình,
Hà Nội, 28/04/2025.
Nhận xét