Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2025

Nhận ra, sau bao năm mình vẫn vậy, nhất là cái tính...

Hôm nay, vừa phải từ chối 1 món quà từ một người đang tán tỉnh mình. Món quà nhỏ thôi, chưa gặp mặt bao giờ nhưng anh ấy quan tâm và hỏi han hằng ngày. Sau một thời gian mình có tương tác trả lời lại thì cách đây chừng 1 tuần, mình đã phải nói rõ với anh rằng: mình chỉ xem anh là 1 người bạn, 1 người anh. Rằng anh hãy chăm lo cho công việc và sự nghiệp của anh, dính vào chuyện tình cảm bây giờ chỉ mệt thân. Anh nói đã hiểu và cũng giãn cách ra sự hỏi han vì sợ làm phiền đến mình. Bỗng 2-3 ngày trở lại đây, anh ấy lại hỏi thăm liên tục, và nhắc lại món quà muốn tặng mình khi hẹn gặp nhau. Mình lại một lần nữa thẳng thắn rằng, mình không đón nhận tình cảm của anh nên không dám nhận quà. Dù mình là người chủ động nói ra, nhưng trong lòng với cảm thấy buồn vì khiến một người chân thành như vậy hụt hẫng và thất vọng. Rồi nhận ra, sau bao nhiêu năm, từ hồi 18 tuổi, mình vẫn luôn giữ cái tính ấy. Đó là mình không muốn gieo hy vọng cho 1 người mà vốn dĩ mình nghĩ không thể tiến xa hơn. Nhớ cái...

Bị thiêu sống - Souad

  Cảm ơn 1 người em đã tặng cuốn này cách đây cũng 6-7 năm, những lúc đó, tôi còn đang mê mải đọc những thể loại khác mà không nghĩ có lúc nào sẽ đọc cuốn này. Nhưng một khi đã cầm lên rồi thì lại khó dứt xuống. Cách kể chuyện sống động, cùng các tình tiết li kỳ có thật đã diễn ra, nhiều giọt nước mắt đã rơi. Để rồi nhận ra, khi ta được sinh ra ở một đất nước hoà bình, nơi con người có quyền tự do và bình đẳng, điều đó đã là một đặc ân. Vậy mà, chỉ vài chục năm trước — thậm chí ngay lúc này, vẫn có những nơi phụ nữ bị đối xử như một nô lệ, như thể sinh ra làm nữ giới đã là một cái tội. Câu chuyện của Souad là một minh chứng. Đó không phải tên thật của cô — mà là bút danh của một người phụ nữ đã sống sót sau tội ác do chính gia đình mình gây ra. Những năm 1980, cô bị thiêu sống chỉ vì đem lòng yêu một người đàn ông. Dù may mắn được cứu, Souad mang theo suốt đời những vết thương cả thể xác lẫn tinh thần. Đau lòng hơn, sau hàng chục năm, mỗi năm thế giới vẫn ghi nhận khoảng 6000 vụ ...

Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Cuốn sách này mình đã mua từ 12 năm trước, vậy mà giờ mới đọc, trong không khí cả nước đang sôi động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Kể từ khi 2 cuốn nhật ký của Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm được cựu lính Mỹ trao lại gia đình sau 40 năm lưu lạc (năm 2005), chỉ 1 tháng sau đã được NXB Nhã Nam phát hành. Đến bây giờ, tôi nghĩ cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được phát hành hàng triệu bản. Nhờ đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm mà độc giả như sống lại giai đoạn chống Mỹ cứu nước những năm 1968-1970 tại chiến trường Quảng Ngãi, nơi tác giả công tác. Sống trong điều kiện khổ cực là vậy, rủi ro sống nay chết mai không biết lúc nào, những cuộc hội ngộ rồi chia ly mang theo những nỗi niềm lo lắng, không biết có còn gặp lại hay không. Rồi những đợt địch càn qua bệnh xá khiến mọi người phải đi sơ tán. Mặc dù vậy, ta vẫn thấy những khoảnh khắc lạc quan, chứa chan tình yêu thương giữa người với người. Viết nhật ký cũng là cách Đặng Thùy Trâm muốn ghi lại để những hy sinh của những ...